CẤU TRÚC BÀI THI SPEAKING CẤP ĐỘ PET
07/01/2024
Hướng dẫn chi tiết cách làm từng phần thi Speaking
Phần 1
Nhiệm vụ:
- Giám khảo dẫn dắt cuộc hội thoại chung với từng thí sinh.
- Giám khảo hỏi về thông tin cá nhân, lịch sinh hoạt thường ngày, sở thích/ghét của thí sinh…
- Giám khảo lần lượt nói chuyện với từng thí sinh.
- Thí sinh trả lời trực tiếp cho giám khảo – trong phần này, thí sinh không nói chuyện với nhau.
- Phần 1 Nói kiểm tra khả năng tham gia của thí sinh vào những tình huống giao tiếp tự phát trong bối cảnh thường ngày.
Cách làm:
- Bắt đầu buổi thi nói, việc cảm thấy lo lắng, căng thẳng là bình thường. Cuộc trò chuyện đầu tiên sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, đơn giản và được thiết kế để giúp thí sinh bình tâm trở lại.
- Thí sinh nên nghe kỹ câu hỏi của giám khảo và đưa ra câu trả lời tương ứng.
- Nên tránh trả lời bằng 1 từ. Cố gắng mở rộng câu trả lời bằng các lý do, ví dụ minh hoạ bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, thí sinh không được yêu cầu phải đưa ra những câu trả lời rất dài ở giai đoạn này.
Phần 2
Nhiệm vụ:
- Giám khảo lần lượt hướng dẫn từng thí sinh.
- Thí sinh lần lượt nói trong khoảng 1 phút.
- Mỗi thí sinh được yêu cầu mô tả 1 bức ảnh màu. Bức ảnh ghi lại những tình huống thường ngày, có nội dung liên quan tới nhóm tuổi thí sinh.
- Thí sinh mô tả những gì mình quan sát được từ bức ảnh.
- Khi kết thúc, thí sinh đưa trả ảnh cho giám khảo.
Cách làm:
- Thí sinh nên đảm bảo phần mô tả của mình đơn giản, không nên dự đoán về ngữ cảnh hay nói về bất cứ vấn đề nào rộng lớn hơn mà bức ảnh khơi gợi lên.
- Thí sinh nên tận dụng phần thi này để thể hiện vốn từ vựng phong phú của mình.
- Thí sinh nên mô tả người và hoạt động trong ảnh một cách đầy đủ nhất có thể. Thí sinh nên tưởng tượng mình đang tả lại bức ảnh cho một người không thể nhìn thấy. Cụ thể, thí sinh cần gọi tên các vật thể, mô tả màu sắc, quần áo, thời gian, thời tiết…
- Thí sinh nên thể hiện khả năng tổ chức ngôn ngữ của mình bằng cách sử dụng các từ nối đơn giản.
- Nếu không thể nhớ ra một từ nào đó, thí sinh sẽ được cho điểm nếu có thể tìm cách diễn tả khác hoặc các phương pháp khác để đề cập tới từ mà mình không nhớ/không biết.
Phần 3
Nhiệm vụ:
- Giám khảo đưa ra nhiệm vụ nhưng không tham gia vào cuộc hội thoại của thí sinh.
- Giám khảo đọc hướng dẫn 1 lần, đưa ra tình huống trong lúc thí sinh quan sát gợi ý. Gợi ý này là một tập hình ảnh được thiết kế để khơi dậy ý tưởng của thí sinh về một tình huống tưởng tượng.
- Thí sinh thảo luận ý tưởng của mình với nhau, đưa ra và phản hồi với các gợi ý, thảo luận phương án thay thế, đưa ra đề xuất và thương lượng sự thống nhất.
- Thí sinh có thể trình bày ý tưởng của riêng mình và nên thay phiên làm rõ ý tưởng của nhau.
- Giám khảo sẽ cho phép thí sinh có thời gian để thảo luận về nhiệm vụ trước khi nói.
- Nếu tương tác bị gián đoạn, giám khảo sẽ trợ giúp để cuộc trò chuyện tiếp tục nhưng không tham gia.
Cách làm:
- Thí sinh nên tập trung hoàn toàn vào cuộc hội thoại thay vì chỉ chăm chăm nói cho xong. Giám khảo sẽ đánh giá thí sinh dựa trên khả năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp, khả năng tương tác, chứ không phải chất lượng ý tưởng.
- Thí sinh nên bày tỏ cảm xúc, ý kiến của mình về ý tưởng của bạn cùng thi bằng cách đặt câu hỏi làm rõ.
- Thí sinh nên thảo luận mọi thứ về những gợi ý là hình ảnh; không cố gắng đi đến kết luận quá nhanh.
- Thí sinh không nên lo lắng nếu giám khảo yêu cầu dừng lại trước khi có thể đưa ra kết luận. Đó là bởi thí sinh đã sử dụng hết thời gian cho phép. Giám khảo không đánh giá họ việc có hoàn thành nhiệm vụ hay không.
Phần 4
Nhiệm vụ:
- Giám khảo dẫn dắt cuộc trò chuyện bằng cách hỏi những câu hỏi khích lệ thí sinh thảo luận sâu hơn về chủ đề trong phần 3.
- Các câu hỏi tập trung vào sở thích/sở ghét, thói quen, quan điểm của thí sinh.
- Các câu hỏi được đưa cho 1 hoặc cả 2 thí sinh theo thứ tự hoặc đồng thời.
- Thí sinh trả lời theo hướng tương tác với nhau hoặc tự nói một mình.
Cách làm:
- Thí sinh nên nghe kỹ câu hỏi và đưa ra câu trả lời của mình.
- Thí sinh nên nói về kinh nghiệm cá nhân, diễn tả sở thích/sở ghét của mình và chia sẻ quan điểm cá nhân trong phần thi nói này.
- Thí sinh nên đưa ra câu trả lời đầy đủ cho mỗi câu hỏi. Có thể thực hiện việc này bằng cách nghĩ tới những từ để hỏi hữu ích, như Why? chẳng hạn. Nó sẽ cho phép thí sinh đưa ra phản hồi trọn vẹn hơn, thuyết phục hơn. Nếu thí sinh chỉ đưa ra câu trả lời ngắn gọn tối thiểu, chính giám khảo sẽ đặt câu hỏi Why?
- Thí sinh nên nhớ rằng, không có câu trả lời đúng cho các câu hỏi. Ý tưởng, quan điểm của thí sinh không được đánh giá mà thứ được giám khảo tập trung nhận xét chính là cách thí sinh sử dụng ngôn ngữ.
Bí Kíp Liên Quan