CẤU TRÚC PHẦN THI READING BÀI THI KET

07/01/2024

Phần thi Reading của bài thi Ket gồm 5 phần, tổng 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi 1 điểm.

Phần Số câu hỏi Số điểm Loại câu hỏi Thí sinh phải làm gì?
1 6 6 câu hỏi trắc nghiệm 3 lựa chọn Đọc 6 đoạn ngắn về đời thực để tìm ý chính
2 7 7 nối với 1 trong 3 lựa chọn Đọc 7 câu hỏi và 3 đoạn ngắn cùng chủ đề, sau đó, nối câu hỏi với đoạn văn. 
3 5 5 câu hỏi trắc nghiệm 3 lựa chọn Đọc 1 bài dài để tìm ý chính và ý chi tiết. 
4 6 6 điền vào chỗ trống với 3 lựa chọn Đọc đoạn văn thực và chọn từ vựng đúng, điền vào chỗ trống.
5 6 6 điền vào chỗ trống  Điền vào chỗ trống trong 1 e-mail (và đôi khi cả câu trả lời nữa), sử dụng 1 từ.

Hướng dẫn cách làm chi tiết cho từng phần thi Reading

Phần 1

Nhiệm vụ:

Trong phần này, thí sinh phải đọc 6 e-mail, biển báo, biển hiệu hoặc văn tin nhắn bản ngắn. Có 3 câu đi kèm mỗi biển hiệu, tin nhắn… trên. Thí sinh phải chọn câu phù hợp với ý nghĩa của biển hiệu, tin nhắn… đó.

Phần đọc thứ nhất kiểm tra khả năng hiểu nhiều dạng văn bản ngắn khác nhau của thí sinh.

Cách làm:

  • Thí sinh nên đọc văn bản và quyết định ngữ cảnh của văn bản.
  • Thí sinh có thể sử dụng thông tin thị giác (cách bố trí, vị trí của biển báo…) để giúp nhận diện ngữ cảnh.
  • Tiếp đó, thí sinh nên đọc 3 lựa chọn đi kèm với mỗi biển báo, tin nhắn…
  • Sau đó, thí sinh cần so sánh mỗi lựa chọn với văn bản trước khi chọn đáp án đúng
  • Quan trọng là đọc lại đáp án đã chọn để kiểm tra xem ý nghĩa đã phù hợp chưa.

Phần 2

Nhiệm vụ:

Trong phần này, thí sinh đọc 7 câu hỏi và 3 văn bản ngắn cùng chủ đề. Thí sinh phải nối mỗi câu hỏi với một trong các văn bản.

Phần đọc thứ hai kiểm tra khả năng định vị thông tin chi tiết của thí sinh bằng cách đọc nhanh, đọc lướt sau đó đọc kỹ để hiểu chi tiết.

Cách làm:

  • Thí sinh nên đọc mỗi câu hỏi đề tìm ra thông tin mình cần trong văn bản.
  • Với mỗi câu hỏi, thí sinh nên đọc nhanh toàn bộ văn bản và cố gắng định vị các phần nội dung liên quan tới từng câu hỏi.
  • Sau khi tìm được phần văn bản tương ứng, thí sinh nên đọc kỹ để kiểm tra xem phần này có giúp trả lời cho câu hỏi không.
  • Trước khi chọn đáp án, thí sinh nên kiểm tra để chắc chắn các văn bản khác không chứa bất cứ thông tin gì có thể trả lời câu hỏi. Nếu có, thí sinh phải quyết định phần văn bản nào mới phù hợp nhất.

Phần 3

Nhiệm vụ:

Trong phần này, thí sinh đọc một văn bản dài hơn. Ví dụ, bài báo đã được rút gọn. Có 5 câu hỏi với 3 lựa chọn đáp án A, B, C.

Phần đọc thứ 3 kiểm tra khả năng hiểu ý chính và một số chi tiết ở văn bản dài.

Cách làm:

  • Thí sinh nên đọc lướt để tìm ra chủ đề và ý chính của văn bản.
  • Tiếp theo, thí sinh nên đọc toàn bộ văn bản kỹ hơn.
  • Thí sinh cần xem xét mỗi câu hỏi rồi so sánh mỗi lựa chọn với văn bản trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Thí sinh nên kiểm tra lại một lần nữa cho chắc.
  • Sau khi chọn 1 đáp án, thí sinh nên xem xét 2 đáp án còn lại và biết được tại sao chúng lại sai.

Phần 4

Nhiệm vụ:

Trong phần này, thí sinh đọc một văn bản ngắn với 6 chỗ trống. Sau đó, thí sinh phải quyết định 1 trong 3 từ tương ứng với lựa chọn A, B, C để điền vào mỗi chỗ trống.

Phần đọc thứ 4 kiểm tra khả năng hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Trọng tâm chính là từ vựng, ngoài ra, còn có một phần nhỏ ngữ pháp.

Cách làm:

  • Thí sinh nên đọc lướt văn bản để tìm ra ý chính.
  • Thí sinh nên đọc cả 6 câu hỏi, đọc cả câu để chọn từ đúng.
  • Sau khi lựa chọn 1 đáp án, xem lại 2 lựa chọn kia để biết tại sao chúng sai.
  • Một khi các chỗ trống đã được điền hết, đọc lại cả văn bản để đảm bảo các từ điền vào có nghĩa.

Phần 5

Nhiệm vụ:

  • Trong phần này, thí sinh phải điền từ vào 6 chỗ trống của 1 hoặc nhiều văn bản.
  • Từ phải được viết đúng.
  • Văn bản ngắn và đơn giản.
  • Thí sinh được yêu cầu chỉ điền 1 từ vào mỗi chỗ trống.
  • Phần đọc thứ 5 kiểm tra khả năng hiểu và biết áp dụng các dạng ngữ pháp (ví dụ: cách chia động từ, từ chỉ định, đại từ) cũng như mối quan hệ cấu trúc ở cấp độ cụm từ, mệnh đề, câu và đoạn văn.

Cách làm:

  • Thí sinh cần đọc lướt để tìm ra chủ đề và ý chính của văn bản.
  • Với mỗi chỗ trống trong văn bản, thí sinh nên nghĩ về những từ có thể phù hợp.
  • Thí sinh cần kiểm tra mỗi khả năng đó với ý nghĩa và ngữ pháp của câu cần điền cũng như toàn văn bản.
  • Thí sinh nên xem xét từ được viết đúng chính tả chưa.
  • Khi các chỗ trống đều đã được điền hết, đọc lại một lần văn bản để chắc chắn chúng có nghĩa.